Thị trường đồ nội thất Việt Nam và Thế giới

Đồ nội thất là một phần không thể thiếu đối với mỗi không gian sống. Thị trường đồ nội thất Việt nói riêng và Thế giới nói chung đang có những chuyển biến tích cực...
Thống kê của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, trung bình hàng năm, mức tiêu thụ hàng nội thất cao cấp trong nước đạt hơn 2,5 tỷ USD. Trong đó, 80% là sản phẩm nội thất nhập khẩu từ các nước châu Âu,  20% là sản phẩm của Việt Nam. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hơn 6%/năm, mức tiêu thụ trong lĩnh vực thiết kế nội thất của người Việt Nam trong thời gian tới được đánh giá là sẽ còn tăng cao. Do vậy, các doanh nghiệp châu Âu đến Việt Nam lần này cũng xuất phát từ đánh giá thị trường thiết kế nội thất tại Việt Nam rất tiềm năng. 
Ngành nội thất gỗ Việt Nam hiện vận hành theo 2 mô hình chính. Một là các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm có giá trị gia tăng. Hai là những công ty gia công nội thất đơn thuần. Trong đó, phần lớn vẫn đang hoạt động với quy mô nhỏ, chủ yếu làm gia công lợi nhuận thấp.
Tại Việt Nam, hiện chỉ có khoảng 5% doanh nghiệp dùng gỗ công nghiệp trong sản xuất nội thất. Nhưng xu hướng dùng gỗ nhân tạo lại đang được các nước lân cận như Thái Lan hay Malaysia ứng dụng để đưa hàng vào Mỹ và châu Âu, tạo ra tỉ suất sinh lời cao.
Theo quy định, khi xuất khẩu sản phẩm nội thất gỗ, doanh nghiệp phải chứng minh được nguồn gốc khai thác từ cánh rừng nào, là gỗ rừng trồng hay gỗ tự nhiên. Doanh nghiệp Việt hiện nhập khẩu gỗ nguyên liệu tự nhiên chủ yếu từ Mỹ, châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Phi. Còn nếu sử dụng gỗ nguyên liệu nhân tạo từ nguồn rừng trồng, nhà sản xuất sẽ tránh được rủi ro pháp lý khi xuất khẩu sản phẩm.

Thương mại đồ nội thất Thế giới 2005 - 2017 (đơn vị:  tỉ USD)
Hiện Việt Nam cũng đã có những nhà máy sản xuất gỗ nhân tạo lớn của các tập đoàn nước ngoài như Sumitomo (Nhật) ở Long An hay liên doanh Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Tập đoàn Dongwha (Hàn Quốc) tại Bình Phước.
Tình hình nội thất Thế giới, với 455 tỷ USD, doanh thu đồ nội thất thế giới năm 2014 đã tăng 17 tỷ USD so với năm 2013. Tăng trưởng về tiêu thụ đồ nội thất thế giới năm 2015 ước tính đạt mức 2,8%. Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu các ngành công nghiệp (CSIL), dự báo nhu cầu tiêu thụ đồ nội thất thế giới năm 2016 vẫn giữ mức tăng trưởng 2,8%.
Các nước đứng đầu về nhập khẩu đồ nội thất có thể kể đến là Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Anh và Canada. Trong 5 năm trở lại đây, với kim ngạch nhập khẩu năm 2009 là 19 tỷ USD và năm 2015 là 32 tỷ USD, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia đóng góp nhiều nhất vào sự tăng trưởng của thương mại đồ gỗ thế giới.
Các nước xuất khẩu đồ nội thât nhiều nhất gồm Trung Quốc, Đức, Ý, Ba Lan và Việt Nam; trong khi các nước nhập khẩu nhiều nhất là Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Anh và Canada.

Xuất khẩu đồ nội thất của một số nước xuất khẩu chính giai đoạn 2009-2015 (đvị: tỉ USD)

Trong tương lai, thị trường đồ nội thất vẫn tiếp tục phát triển. Việt Nam nên nắm bắt tình hình này để đưa ra những đối sách và thúc đẩy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đồ nội thất.
          
Golden Wave