Quy định mới về dán nhãn năng lượng


Golden Wave xin phép cập nhật đến quý khách hàng các chính sách, quy định mới và các văn bản pháp luật về phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.

 
Trong đó có một số vấn đề đáng chú ý sau:
1, Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu
  • Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình.
  • Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại.
  • Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện.
  • Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con (loại 7 chỗ trở xuống).
2, Dán nhãn năng lượng, bắt buộc hay không bắt buộc ?
  • Nhóm thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc.
  • Các thiết bị trong nhóm thiết bị văn phòng và thương mại, không bắt buộc phải dán nhãn năng lượng. Ngoại trừ tủ giữ lạnh thương mại là băt buộc.
  • Đối với nhóm phương tiện giao thông vận tải, thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc.
3, Việc áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu
  • Hiện nay, nước ta không cho phép nhập khẩu và sản xuất các thiết bị có hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với các thiết bị thuộc nhóm thiết bị gia dụng, thiết bị công nghiệp, thiết bị văn phòng và thương mại.
  • Riêng đối với các sản phẩm đèn tròn (đèn sợi đốt), không được nhập khẩu, sản xuất và lưu thông loại đèn có công suất lớn hơn 60 W.
4, Lưu ý đối với các doanh nghiệp
  • Đối với các phương tiện, thiết bị kiểm soát theo Quyết định số 78/2013/QĐ-TTg, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ chứng từ về phù hợp mức hiệu suất năng lượng tối thiểu (Phiếu thử nghiệm trên mức hiệu suất tối thiểu do Phòng thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định cấp hoặc Quyết định chứng nhận dán nhãn năng lượng) để tiến hành thông quan hàng hóa.
  • Công ty có thể tìm nội dung các văn bản đã nêu ở mục VĂN BẢN PHÁP LUẬT trên Cổng thông tin điện tử Hải quan theo địa chỉ http://www.customs.gov.vn.

Quy trình dán nhãn năng lượng cho 1 sản phẩm:
  • Thử nghiệm hiệu suất năng lượng (theo TCVN mỗi loại). 
  • Chứng nhận hợp quy / hợp chuẩn- thực hiện tại TT3.
  • Nhãn dán năng lượng thực hiện cho mỗi lô nhập khẩu.
  • Khi hàng có bill, nộp bộ chứng từ xuất nhập khẩu, mẫu đăng ký, kết quả thử nghiệm, chứng nhận hợp quy/ hợp chuẩn đến Bộ Công Thương.
  • Nhận phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhãn dán.
  • Khai báo Hải Quan phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhãn dán.
  • Công văn xin mang hàng về kho bảo quản.
  • 1 tuần được Cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
  • Nộp Hải Quan để thông quan tờ khai.
Trong trường hợp sản phẩm không thuộc diện dán nhãn năng lượng thì xin công văn xác nhận cho mỗi lô ( công văn trả lời có thể sao y để xin HQ chấp nhận thông quan)

Các văn bản pháp lý tham khảo gồm có:
- Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
- Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
- Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011;
- Quyết định số 78/2013/QĐ-TTg ngày 21 tháng 4 năm 2015.

Theo Hải Quan Việt Nam: http://www.customs.gov.vn/default.aspx